[Tổng hợp] Các mẫu hình sóng Elliott thường gặp (Phẳng - Zigzag)

Các mẫu hình sóng Elliott thường gặp là gì? Nếu như bạn đang tìm hiểu về mẫu hình sóng này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

[Tổng hợp] Các mẫu hình sóng Elliott thường gặp (Phẳng - Zigzag)
Photo by Raphaël Biscaldi / Unsplash

Elliott sẽ có 21 mô hình sóng điều chỉnh ABC từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất. Có lẽ điều đặc biệt nhất là bạn sẽ không phải nhớ toàn bộ 21 dạng sóng Elliott này bởi vì nó được chia thành 3 mẫu đơn giản và khá dễ nhớ. Hãy cùng tìm hiểu về các mẫu hình sóng Elliott thường gặp nhé.

Sóng điều chỉnh là gì?

Trước khi bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về mẫu hình sóng thì hãy tìm hiểu thế nào là sóng điều chỉnh trước nhé. Hiểu một cách đơn giản, sóng điều chỉnh hay còn gọi là Corrective wave có 3 sóng cấp dưới được đánh dấu A-B-C, chúng chuyển động ngược hơn so với xu hướng của sóng chủ.

Elliott có 21 mô hình sóng điều chỉnh A-B-C thế nhưng chúng lại được hình thành chủ yếu từ 3 mẫu mô hình đơn giản cho cả chu kỳ tăng, giảm:

- Mô hình sóng Zigzag

- Mô hình sóng phẳng

- Mô hình tam giác

Các mẫu mô hình sóng Elliott

Mô hình sóng Zigzag

Có thể bạn chưa biết zig-zag chính là mô hình hiệu chỉnh 3 sóng và nó chuyển động ngược so với xu hướng chính, bị tách thành một chuỗi là 5-3-5. Như vậy có thể thấy sóng trung B rơi xuống trong khoảng phạm vi điều chỉnh đầu sóng A và C và nó vượt lên đoạn cuối sóng A. Trong đó sóng B thường ngắn hơn so với sóng A và C.

Mô hình sóng Zigzag

Một dạng biến thể khác của mô hình sóng zigzag là zig zag đôi hoặc là zig zag ba. Có nghĩa là mô hình sóng này có thể xuất hiện hai hay 3 lần trong cùng một sóng điều chỉnh.

Thế nhưng biến thể này có khi nó lại xuất hiện trong mô hình hiệu chỉnh lớn, chính vì thế mà những mô hình sóng zigzag 5-3-5 được xen kẽ với mô hình a-b-c. Cũng giống như các sóng khác, trong mô hình này thì nó cũng chia thành 5 mẫu sóng lớn nhỏ khác nhau.

Mô hình phẳng (Flat Formation)

Mô hình phẳng (Flat Formation)

Hiểu đơn giản nhất, mô hình sóng này chính là những sóng điều chỉnh đi ngang. Trong mô hình sóng phẳng này các độ dài của sóng thường như nhau. Trong đó, sóng B thì chuyển động ngược với sóng A và sóng C lại chuyển ngược so với sóng B. Tuy nhiên cũng có trường hợp sóng B vượt khỏi điểm bắt đầu của A.

Phân biệt sự hiệu chỉnh mặt phẳng cùng với mô hình hiệu chỉnh zigzag là Flat theo mô hình 3-3-5 hay là 3-3-7.

- Đối với mô hình phẳng sẽ cho thấy tín hiệu củng cố hơn và hiệu chỉnh và nó thể hiện sự vững chắc của thị trường. Nó có những dạng biến thể như:

  • Mô hình Flat irregular
  • Mô hình Flat running
  • Mô hình Flat elongated

Tìm hiểu kỹ hơn trong ví dụ: Trong một chu kỳ giá đi lên nó xuất hiện sóng điều chỉnh thì mô hình flat irregular sẽ xuất hiện với đỉnh sóng B cao hơn đỉnh của sóng A, C vượt ra ngoài phạm vi đáy A. Thế nhưng nếu như chu kỳ giá giảm thì sẽ ngược lại.

- Nếu như là mô hình flat running thì điểm cuối sóng C không thể vượt qua được điểm cuối của A, chính điều này nó đã thể hiện được sức mạnh của xu hướng chính.

- Đối với mô hình flat elongated sóng C lại dài hơn so với A, nó có thể dài bằng 2618 lần so với A. Nếu như ở dạng sóng này thì C sẽ thường theo sóng chủ mở rộng sóng thứ 5.

Mô hình tam giác (Triangle Formation)

Mô hình tam giác (Triangle Formation)

Có thể nói mô hình tam giác chính là mô hình điều chỉnh bị kẹp giữa các xu hướng hội tụ hoặc xu hướng phân kỳ. Theo đó thì mô hình tam giác này được hình thành từ 5 đường sóng đi ngược xu hướng trong trạng thái đi ngang. Những tam giác này có thể là tam giác cân, tam giác giảm dần hoặc tam giác mở rộng.

Mô hình tam giác chỉ xuất hiện tại sóng thứ tư và trước vận động cuối cùng theo xu hướng chính. Tuy nhiên nó cũng xuất hiện trong B trong mô hình hiệu chỉnh a-b-c. Cũng chính nguyên nhân đó mà với xu hướng tăng thì bạn có thể nói tam giac là biểu hiện của thị trường đầu cơ giá lên cả thị trường đầu cơ giá giảm. Cũng có thể hiểu trường hợp đó chính là sự phục hồi của xu hướng tăng.

Những quy tắc của sóng Elliott cần biết

Đối với các nhà giao dịch mới hay đã có kinh nghiệm, nếu như bạn muốn sử dụng sóng Elliott trong các giao dịch thì trước tiên phải hiểu và biết nhận diện về sóng. Nếu như làm được như vậy thì bạn sẽ biết hiện tại đang trong sóng nào và có thể dự đoán được thị trường có xu hướng ra sao. 3 quy tắc không được thay đổi trong đếm sóng:

- Quy tắc 1: Sóng 3 sẽ không thể nào là sóng ngắn nhất trong số sóng đẩy

- Quy tắc 2: Sóng 2 sẽ không vượt khỏi điểm hình thành của sóng 1

- Quy tắc 3: Sóng 4 sẽ không đi vào trong vùng giá của sóng 1

Như vậy, bài viết trên đây bạn đã cùng chúng tôi tìm hiểu xong về các mẫu hình sóng Elliott thường gặp. Rất hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.