Cách giao dịch với mô hình 2 đỉnh 2 đáy

Nếu để nhắc đến mô hình đảo chiều phổ biến hiện nay thì bạn đâu thể bỏ lỡ mô hình hai đỉnh 2 đáy. Cách sử dụng đơn giản, lý thuyết dễ hiểu cho mọi giao dịch.

Cách giao dịch với mô hình 2 đỉnh 2 đáy
Photo by Claudio Schwarz / Unsplash

Dùng từ “dễ dãi” khi mô tả mô hình hai đỉnh hai đáy trong mô hình giá liệu có sai quá không nhỉ? Dù là tần suất xuất hiện dày đặc thường xuyên trên biểu đồ nhưng đâu có nghĩa là mô hình 2 đỉnh 2 đáy không tạo ra hiệu quả đúng không? Bạn vẫn có thể hoàn toàn kiếm được lợi nhuận khi tìm hiểu kiến thức về mô hình 2 đỉnh 2 đáy với bài viết dưới đây.

1. Chi tiết về mô hình 2 đỉnh là gì?

1.1. Khái niệm mô hình 2 đỉnh

Mô hình hai đỉnh hay còn gọi với tên gọi tiếng anh là Double Top. Được biết đến là dạng mô hình đảo chiều xuất hiện tại cuối xu hướng tăng và dự báo về cuộc chuyển đổi giữa giá tăng sang giảm cho các nhà đầu tư.

1.2. Mô hình 2 đỉnh có các đặc điểm nào?

Nhắc đến thành phần tạo ra mô hình 2 đỉnh hỗ trợ các trader “chén lợi” thì đâu thể không căn cứ vào đặc điểm nhận biết.

  • Đầu tiên là có 2 đỉnh
    Xuất hiện đường Neckline
  • Xu hướng tăng đã được hình thành

Chỉ cần với 3 nguyên liệu trên được nhào lộn với nhau là đã tạo ra món chính cho bạn. Các trader có thể hình dung đơn giản món chính này giống như một chữ M vậy.

Trường hợp khi đạt đỉnh thứ 1 thì giá thường đi theo xu hướng đảo chiều và ngay tại vùng đảo chiều đó sẽ hình thành lên vùng đáy trung tâm. Có điều giá lại không lao xuống mà là quay về xu hướng tăng để tạo ra đỉnh thứ 2. Một khi hai đỉnh này kết hợp với phần đáy trung tâm và phá vỡ đường Neckline thì đó là lúc mô hình hoàn tất.

Hình dung về mô hình 2 đỉnh

1.2. Yếu tố nào khiến cho mô hình 2 đỉnh hình thành?

Bạn đã thấy rằng mô hình 2 đỉnh là một mô hình đảo chiều do đó mà khi hình thành xu hướng đó sẽ cần là một xu hướng tăng. Tính từ lúc giá tạo thành một nửa chữ M (đỉnh thứ nhất) thì đã không còn đủ sức đẩy giá lên cao nữa và theo đó sẽ lao xuống.

Sau đó khi phe áo đảo phía trước trong quá trình hình thành là phe Buy vẫn dự tính đẩy giá lên cao thì lại bất thành. Chính pha giảm giá đã “nóng trong” đấu ăn thua với SELL theo đó tiến hành chiến lược đẩy giá cao ngất. Chính vì vậy mà sau đà giảm tạo ra đáy thì phe Buy tìm cách thúc đẩy giá nhưng do thực lực còn yếu chỉ tạo ra đỉnh 2 bằng đỉnh 1 trong khi mong muốn là tạo đỉnh cao hơn để phe mua không thể mua lại.

Chú ý về yếu tố tạo thành và căn thời cơ chính xác

Cứ như vậy không có cái nào cho phe Buy lựa chọn vì bị úp sọt làm giá giảm xuống, sự khẳng định còn rõ nét hơn nếu giá phá vỡ đường neckline.

Qua việc nhìn mô hình bên trên bạn có thể nhận thấy rằng giá thì rất muốn phá vỡ đỉnh thứ nhất nên ngay sau khi giảm là tăng lên để test kháng cự. Chính mức kháng cự đó sẽ nảy sinh ra 2 trường hợp:

+ TH1: Khi kháng cự bị phá vỡ sẽ tạo ra một đỉnh mới và đỉnh này cao hơn đỉnh cũ.

+ TH2: Khi kháng cự thất bại thì đỉnh cũ không bị phá và đường kháng cự cũng không thể xuyên qua và theo đó đỉnh có chiều cao tương đương hình thành và mô hình 2 đáy được tạo ra báo hiệu cho xu hướng giá giảm.

2. Chi tiết về mô hình 2 đáy là gì?

2.1. Khái niệm mô hình 2 đáy

Mô hình 2 đáy hay Double Bottom tương tự giống với 2 cái mông. Đó là một mô hình đảo chiều xuất hiện tại phần cuối xu hướng giảm và đảm nhận vai trò báo hiệu cuộc chuyển đổi giá ngược từ giảm qua tăng.

2.2. Mô hình 2 đáy có đặc điểm ra sao?

Trên thực tế cũng giống với mô hình 2 đỉnh thì mô hình 2 đáy cũng có đặc điểm cấu tạo riêng. Sự cấu tạo từ 3 phần:

  • Thứ nhất là xu hướng giảm
  • Thứ hai là có 2 cái đáy
  • Thứ ba cũng có đường Neckline

Khi mô hình 2 đáy được hình thành sẽ gần giống như chữ cái W. Nếu đạt được đáy thứ nhất thì giá sẽ có xu hướng đảo chiều và ngay tại vùng đảo sẽ hình thành 1 đỉnh trung tâm. Tuy nhiên lúc này giá không tiếp tục chiều tăng mà sẽ quay về xu hướng giảm và tạo đáy thứ 2 với chiều cao xấp xỉ đáy thứ 1. Và nếu trường hợp giá không tạo ra đáy thấp hơn thì sẽ mon men tiến dần lên khi phá vỡ khỏi đường Neckline thì mô hình mông hoàn tất.

Mô hình bạn có thể tham khảo

2.3. Yếu tố nào hình thành mô hình 2 đáy?

Trái ngược với mô hình 2 đỉnh có lẽ là một câu chuyện khá buồn vì giá giảm xuống lòng đất luôn thì mô hình 2 đáy lại ngược lại. Khi 2 đáy được ở cạnh nhau và giá tăng dần trở lại, cơ hội giúp nhà đầu tư có thể kiếm cơm. Nhưng dù giá có thể nào đi chăng nữa tâm lý phát sốt vì giá vẫn là một câu chuyện dài của trader.

Hình dung chung của mô hình 2 đáy thì là ngay sau khi giá giảm sẽ tạo thành phần đáy đầu tiên cùng phe áp đảo là SELL. Chỉ là do không thể tiếp tục tạo ra đáy thấp hơn vậy nên thay vì hướng đến để tạo ra mổ đáy tiếp thì bên Buy lại áp đảo tạo ra đỉnh trung tâm.

Tuy nhiên sau đó cũng vì lực không đủ mạnh dù là phe Buy cướp cờ chăng nữa thì phe SELL vẫn có thể áp đảo dìm xuống và đáy thứ 2 được hình thành lúc này. Đáng chú ý hơn là phe SELL lại chẳng đủ sức để đẩy giá thấp xuống và hiển thị qua cây nến đảo chiều (dạng doji). Cũng tiếp tục như vậy phe Buy lại đẩy giá lên cao và nếu phá vỡ đường Neckline thì phe Buy thành công và xu hướng được đảo lại từ giảm qua tăng rồi.

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu về mô hình 2 đỉnh 2 đáy cùng các đặc điểm cần thiết trong giao dịch. Chúc bạn có thể áp dụng đem lại thành công và nắm bắt được xu thế.