Cách phân tích đa khung thời gian – phương pháp tối ưu cho Trader

Với những nhà giao dịch mới cần phải biết cách phân tích đa khung thời gian để đạt hiệu quả cao nhất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung bài viết.

Cách phân tích đa khung thời gian – phương pháp tối ưu cho Trader
Photo by William Daigneault / Unsplash

Thị trường Forex có rất nhiều cái phức tạp, không phải ai cũng hiểu và có giao dịch thành công. Đối với những người mới thì việc phân tích đa khung thời gian luôn là lựa chọn đúng đắn nhất. Nó không chỉ đơn thuần là sử dụng khung thời gian, mà bạn còn phải biết kết hợp chúng với nhau. Vậy bạn đã biết cách phân tích đa khung thời gian chưa?

1. Phân tích đa khung thời gian có thật sự cần thiết hay không?

Có không ít các trader mới và cũ đặt ra câu hỏi rằng “tại sao không trade một khung mà phải xem tới tận 3 khung? Như vậy không phải đỡ mệt hơn sao? Khung nào có tín hiệu thì vào lệnh đó để có nhiều cơ hội hơn hay sao?”

Đây là cách hiểu sai lệch về đa khung thời gian mà nhiều nhà giao dịch đang vướng phải. Bởi hơn hết, khi bạn thực hiện xem 3 khung khác nhau không phải để vào lệnh của 3 khung đó. Mà ở mỗi khung khác nhau sẽ có 1 vai trò khác.

Không chỉ có vậy, các trader còn đặt ra hàng loạt nghi vấn như: Xem 1 khung không được hay sao? Vì có vào khung nào đi nữa thì giá lên thì cũng thể hiện đi lên, chứ không có sự khác nhau?

Bạn cần phải hiểu rõ, tại mỗi khung sẽ có một giá trị thông tin khác nhau. Hiểu theo cách đơn giản thì tại mỗi khung sẽ cung cấp cho trader các thông tin đặc thù mà tại các khung khác không có được. Chính vì thế mà nhà giao dịch mới cần thực hiện ở 3 khung.

Như vậy, bạn đã biết tầm quan trọng của việc phân tích đa khung thời gian hay chưa? Trước khi bắt đầu bạn cần phải trau dồi cho mình những kiến thức cần thiết nhé.

2. Cách phân tích đa khung thời gian không phải ai cũng biết

2.1. Theo dõi ví dụ

Để hiểu một cách rõ ràng nhất về phân tích đa khung thời gian và tầm quan trọng của nó, bạn hãy nghiên cứu ví dụ sau đã nhé.

Ví dụ: Một trader chuyên trade tại khung H1, bởi vì họ thấy tại khung M15 nhanh và theo không kịp, còn khung H4 lại rất chậm. Chính thế mà trader đó sẽ chọn khung H1 – một khung thời gian thoải mái nhất mỗi khi trade.

Như vậy, nhà giao dịch đầu tiên sẽ phải nhìn vào khung H4 (cao hơn khung H1) để có được bức tranh toàn cảnh hơn. Tại khung H4 sẽ cho nhà giao dịch thấy rõ nhiều yếu tố của xu hướng như: Độ mạnh yếu, độ dốc, thời gian hình thành,… những thứ này ở H1 sẽ rất khó cung cấp.

Nhìn vào hình trên đây sẽ thấy rõ xu hướng hiện tại tăng và dường như nó đang tăng một cách ổn định. Nhờ có H4 mà bạn sẽ thấy yên tâm BUY và chỉ BUY.

Như vậy khi bạn nhìn vào H1 khi nó được gắn thêm Stochastic:

Giá ở hiện tại đang chạm vào trendline dài hạn, rất có thể nó sẽ chặn lại lực giảm ngắn ở thời điểm đó. Thị trường cũng đang test kèm thế nến doji, điều này cho thấy lực giảm đã được dừng.

Tiếp theo bạn hãy nhìn sang Stochastic nó không giảm xuống mức quá bán và còn tăng lên, hai đường cắt nhau cho tín hiệu mua. Các thông tin này dường như chỉ cung cấp ở khung nhỏ hơn H1 – M15.

Bây giờ bạn tiếp tục mở khung M15 và quan sát:

Giá đang được test xoay quanh trendline, đường stoch cũng có phân kỳ. Lúc này bạn có thể vào lệnh ngay để có điểm BUY và stoploss cực ngắn. Thế nhưng nếu như bạn cẩn thận thì có thể chờ 1 cây nến tăng vượt qua vùng sideways hiện tại để có thể xác nhận phe mua. Như vậy thì lệnh BUY vẫn có stoploss ngắn.

Kết quả cho thấy bạn đã mua được vùng đáy pullback nhờ vào thông tin M15 cung cấp. Nếu như ở khung H1 thì sẽ không biết các thông tin chi tiết như vậy.

2.2. Các bước để thực hiện phân tích đa khung thời gian

- Bước 1: Cần phải xác định khung thời gian giao dịch

Khung thời gian giao dịch là khung mà bạn sẽ tìm điểm để vào lệnh. Đầu tiên, hãy chọn cho mình khung giao dịch phù hợp nhất. (đây là khung bạn thật thoải mái cho cuộc giao dịch của mình). Có thể chọn khung H1 nếu như M15 có nhiều biến động, còn H4 thì quá chậm. Trong trường hợp bạn đang có công việc hành chính và không dành nhiều thời gian giao dịch thì có thể chọn H4 trở lên.

- Bước 2: Cần phải xác định xu hướng trên khung thời gian lớn hơn khung giao dịch:

Nếu như ở bước 1 mà bạn đã chọn H1 thì cần phải xác định được xu hướng tối tiểu trên H4. (Có nhiều trường hợp bạn cần phải xác định xu hướng cả tên D1).

- Bước 3: Tìm điểm để vào lệnh:

Nếu như ở bước 2 bạn thấy xu hướng H4 đang lên. Giờ đây hãy sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật để tìm điểm vào lệnh trên H1 và cũng chỉ nên vào lệnh BUY.

Như vậy với những thông tin trên đây bạn đã cùng chúng tôi tìm hiểu xong cách phân tích đa khung thời gian. Trên thực tế kiến thức lý thuyết cũng có phần xa vời khi thực hiện. Bởi vậy mà các nhà giao dịch phải thực hành nhiều để có được kết quả tốt.