Elliott Mô hình sóng chủ và sóng điều chỉnh

Mô hình sóng chủ (Impulse) và sóng điều chỉnh (Corrective wave) như thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin tổng quát nhất qua chia sẻ tại bài viết này nhé!

Elliott Mô hình sóng chủ và sóng điều chỉnh
Photo by Reno Laithienne / Unsplash

Trong việc giao dịch, nhà đầu tư cần có kiến thức về mô hình sóng chủ (Impulse) và sóng điều chỉnh (Corrective wave). Nếu bạn là nhà đầu tư mới tham gia, hãy bổ sung kiến thức ngay với những chia sẻ hữu ích trong bài viết này nhé!

1. Mô hình sóng chủ (Impulse)

1.1.  Mô hình sóng chủ là gì?

Mô hình sóng chủ - Impulse được ký hiệu là IM, là một mô hình sóng Elliott cơ bản hiện nay với 5 sóng. Trong 5 sóng của sóng Impulse có 3 sóng di chuyển theo xu hướng chính, 2 sóng còn lại điều chỉnh và có sự di chuyển ngược với xu hướng chính.

Mô hình sóng chủ là gì?

Các sóng được đánh số từ 1 - 5 và mỗi sóng được đánh dấu tại điểm cuối.

1.2. Những quy tắc quan trọng của mô hình sóng Impulse

Đối với mô hình sóng chủ thì các bạn cần chú ý đến những quy tắc như sau:

  • Chính sóng 1 bắt buộc phải là môi hình sóng chủ IM hoặc mô hình LD (Leading Diagonal)
  • Sóng 2 có thể là bất kỳ một mô hình sóng điều chỉnh nào, nhưng trừ mô hình sóng điều chỉnh tam giác (CT - Contracting Triangle) hoặc (ET - Expanding Triangle). Sóng 2 với sóng 1 không thể hồi lại quá 100%.
  • Sóng 3 phải là mô hình sóng chủ - Impulse. Giá của sóng 3 phải dài hơn sóng 2.
  • Sóng 4 là bất kỳ mô hình nào trong sóng điều chỉnh. Đặc biệt sóng 4 sẽ không có cùng vùng giá với sóng 2.
  • Sóng 5 là một mô hình sóng chủ hoặc Ending Diagonal. Chiều dài giá của sóng 4 phải bằng ít nhất 70% gia sóng 4.
  • Trong sóng chủ 1, 3, 5 sẽ có một sóng mở rộng hơn và đó chính là sóng dài nhất so với hai sóng còn lại.
  • Có trường hợp gọi là bất quy tắc Failure or Truncated 5th khi sóng 5 không vượt qua điểm cuối của sóng 3.

1.3. Biến thế của mô hình sóng chủ - Impulse

Sóng chủ (Impulse) cũng có những biến thể khác nhau, cùng tìm hiểu cụ thể:

Biến thế của mô hình sóng chủ - Impulse

  • Mô hình sóng Impulse Extension: Mô hình này còn được gọi là mô hình sóng mở rộng. Nó thường xuất hiện xu hướng mở rộng nhiều nhất tại sóng 3, chỉ thi thoảng xuất hiện tại sóng 1 và 5. Tại chính sóng mở rộng cũng xuất hiện hiện tượng sóng mở rộng.
  • Mô hình sóng Impulse Truncated 5th: Đây là mô hình mà sóng 5 không thể vượt qua được điểm kết thúc của sóng 3 hay còn gọi là mô hình sóng cụt.
  • Mô hình sóng Leading Diagonal (LD):  Đây là một mô hình sóng dạng tam giác chéo với cấu trúc sóng bên trong theo dạng 5 - 3 - 5 - 3 - 5.
  • Mô hình sóng Ending Diagonal (ED) cũng là một dạng mô hình sóng tam giác chéo nhưng có cấu trúc bên trong với dạng 3 - 3 - 3 - 3 - 3.

2. Mô hình sóng điều chỉnh (Corrective wave)

2.1. Mô hình sóng điều chỉnh (Corrective wave) là gì?

Đây là một dạng mô hình sóng với 3 sóng ngược xu hướng với sóng chủ Impulse như đã chia sẻ ở trên. Để phân biệt sòng điều chỉnh với sóng chủ người ta dùng đánh dấu theo bảng chữ cái là A - B - C.

Mô hình sóng điều chỉnh (Corrective wave) là gì?

Về mặt cấu trúc thì mô hình sóng điều chỉnh rất đa dạng. Để giúp bạn nắm rõ hơn về các mô hình sóng điều chỉnh, cùng đọc những thông tin chia sẻ trong phần tiếp theo nhé!

2.2. Các dạng mô hình sóng điều chỉnh (Corrective wave)

Các dạng mô hình sóng điều chỉnh - Corrective wave gồm có:

Các dạng mô hình sóng điều chỉnh (Corrective wave)

  • Mô hình sóng điều chỉnh theo hình chữ Z hay gọi là sóng Zigzag. Nó được tạo nên bởi 3 sóng nhỏ. Để phân biệt đâu là sóng đẩy, đâu là sóng điều chỉnh với mô hình này đối với người mới tham gia Forex là khá khó khăn. Sóng đẩy sẽ được ký hiệu từ 1 - 5, còn sóng điều chỉnh ký hiệu theo bảng chữ cái A - B - C.
  • Mô hình sóng điều chỉnh hình chữ N hay Flat. Mô hình sóng này là các loại sóng đi ngang. Độ dài của các sóng trong mô hình Flat tương đối đồng đều với nhau. Sóng C chuyển động ngược sóng B và sóng B chuyển động ngược với sóng A. Một số trường hợp đặc biệt xảy ra, sóng B có thể vượt khỏi điểm ban đầu so với sóng A trên mô hình này.
  • Mô hình sóng điều chỉnh hình tam giác là mô hình được tạo ra bởi những đường xu hướng hội tụ và phân kỳ. Mô hình này được tạo bởi 5 sóng, chúng đi ngược với đường xu hướng của trạng thái đi ngang. Có mô hình tam giác cân, tam giác tăng và tam giác giảm.
  • Mô hình sóng điều chỉnh dạng phức tạp hay còn gọi là Complex. Đây là loại thường rơi vào 2 trường hợp là hình Z kép và hình 3 chữ Z. Nó chính là biến thể phức tạp hơn của mô hình chữ Z. Nhưng biết cách giao dịch với loại sóng này sẽ mang đến cho các nhà đầu tư nhiều cơ hội tốt hơn và dễ dàng thu lợi nhuận hơn.

Như vậy, bài viết này đã cung cấp thông tin tổng quát nhất về mô hình sóng chủ (Impulse) và sóng điều chỉnh (Corrective wave). Hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về các mô hình sóng này và vận hành nó trong việc giao dịch của mình trên thị trường.