FED là gì? FED ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu như thế nào?
FED là gì?
FED là tên viết tắt của Federal Reserve System – Cục dự trữ liên bang Mỹ hay Ngân hàng trung ương Mỹ. FED được thành lập vào ngày 23/12/1913 theo đạo luật “Federal Reserve Act” do tổng thống Mỹ Woodrow Wilson ký. Mục đích thành lập FED là duy trì chính sách tiền tệ Mỹ linh hoạt, ổn định và an toàn.
FED được xem là tổ chức tài chính có quyền lực và quyền ảnh hưởng lớn nhất đến kinh tế thế giới. Các chính sách tiền tệ do cơ quan này ban hành không chỉ ảnh hướng đến Mỹ mà còn tác động rộng rãi đến nhiều quốc gia khác. Đây cũng là nơi duy nhất được phép in tiền đô la Mỹ.
Bản chất của Fed là gì?
Bản chất của Fed là một Ngân hàng trung ương độc lập có toàn quyền đưa ra các chính sách tiền tệ và thi hành các chính sách đó mà không phải chịu bất kỳ sự quản lý của chính phủ Hoa Kỳ.
FED ra đời như thế nào?
Năm 1910, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khiến cho giới tư sản Mỹ nhận định đã đến lúc hệ thống ngân hàng Mỹ cần phải có sự thay đổi. Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ đều thống nhất cho rằng hệ thống tiền tệ Mỹ lúc bấy giờ thiếu linh hoạt, không thể đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế Mỹ. Đây cũng có lẽ là đề tài duy nhất mà hai Đảng này đồng lòng nhận định khi từ trước đến nay hai tổ chức này luôn bất đồng với nhau trong nhiều lĩnh vực.
Thượng nghị sĩ Nelson Aldrich dẫn đầu Đảng Cộng Hòa đã tuyên bố ủng hộ việc thành lập ngân hàng trung ương với trụ sở đặt tại Washington D.C dưới sự bảo trợ của một ngân hàng tư nhân. Ông cho rằng việc đặt trụ sở ở đây sẽ giúp việc ký các hợp đồng tiền tệ dễ dàng.
Ngược lại, Đảng Dân Chủ cảm thấy không thể tin tưởng các ông chủ Phố Wall, cho rằng hệ thống ngân hàng phải do chính phủ kiểm soát, có kết hợp của các giám đốc của những ngân hàng tư nhân, những chuyên gia có kinh nghiệm trong việc thực thi các chính sách tiền tệ, các cá nhân có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân.
Ngày 11/1913, sau các cuộc tranh luận giữa hai Đảng phái, Quốc Hội Mỹ thông qua “Đạo luật dự trữ liên bang”. Năm 1915, FED đi vào hoạt động chính thức với vai trò chủ chốt là tài trợ các nỗ lực chiến tranh của Mỹ và các nước đồng minh trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
FED cũng là một trong số ít các ngân hàng trên thế giới hoạt động độc lập, không chịu bất kỳ sự kiểm soát nào từ chính phủ. Vì vậy, các chính sách được tổ chức này ban hành không nhằm mục đích phục vụ cho phe phái nào, chỉ phục vụ các lợi ích cho người dân và cộng đồng.
Một điều đặc biệt của FED là nhằm tránh việc quyền lực tập trung quá nhiều tại New York, hệ thống ngân hàng trung ương Mỹ được thành lập tại 12 thành phố lớn của nước Mỹ.
Cơ cấu tổ chức của FED
FED có cơ cấu tổ chức khác biệt so với các ngân hàng trung ương khác trên thế giới. Cơ cấu FED gồm 4 cấp
Hội đồng thống đốc
- Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên.
- Nhiệm kỳ của hội đồng là 14 năm, không được tái nhiệm trong các nhiệm kỳ sau.
- Các thành viên trong hội đồng sẽ do Tổng thống Mỹ chỉ định và được Thượng viện thông qua, chỉ rời chức khi mãn hạn, trừ các trường hợp bị phế truất bởi Tổng thống.
- Hội đồng sẽ ban hành các chính sách tiền tệ quan trọng, đồng thời giám sát, quy định hoạt động của 12 ngân hàng trong hệ thống FED.
FOMC – Ủy ban Thị Trường Mở
- FOMC gồm 7 thành viên của Hội đồng thống đốc và 5 chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang. Nhiệm vụ của FOMC là thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường mở.
- Mỗi năm Ủy ban Thị trường Mở sẽ thực hiện 8 cuộn họp mỗi năm để ấn định các thay đổi tăng giảm lãi suất, nguồn tiền tệ lưu thông.
- Các quyết định của FOMC sẽ có ảnh hướng mạnh mẽ đến các khoản tín dụng, lãi suất đối với người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
12 ngân hàng dự trữ liên bang tại 12 thành phố lớn của nước Mỹ
- Hệ thống 12 ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ đặt tại 12 thành phố lớn là Boston, New York, Atlanta, Chicago, Philadelphia, Richmond, Cleveland, San Francisco, Kansas City, St.Louis, Minneapolis và Dallas, thực hiện các nhiệm vụ còn lại.
- Các ngân hàng dự trữ liên bang là sở hữu của tư nhân. Một trong số các ngân hàng đó có phát hành cổ phiếu trên thị trường.
- Nguồn cung tiền tệ của FED là các giấy bạc do tổ chức này phát hành. Chúng được đưa vào lưu thông trên thị trường thông qua các hệ thống 12 ngân hàng dự trữ liên bang khu vực.
Các ngân hàng thành viên
Các ngân hàng thành viên khác là sở hữu của tư nhân, đóng vai trò lưu hành tiền tệ.
Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của FED là gì?
Các vai trò, chức năng và nhiệm vụ của FED được quy định rõ ràng trong Đạo luật Dự trữ Liên bang sửa đổi năm 1977. Cụ thể như sau
Quản lý lạm phát
FED thực thi các chính sách tiền tệ quốc gia, ổn định giá cả, điều chỉnh tăng giảm lãi suất dài hạn nhằm quản lý lạm phát, tạo việc làm cho công dân Mỹ.
Trước bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng cao do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, ngày 27/8/2020, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ đã ban hành các chính sách thay đổi, tăng lãi suất nhằm gia tăng lạm phát. Mục đích của việc điều chỉnh này là tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là người lao động có mức thu nhập thấp và đặc biệt thấp.
Đây được xem là một thay đổi mang tính chất đặc biệt khi nhiều năm qua, Ngân hàng trung ương Mỹ luôn cố gắng kiểm soát, ngăn ngừa lạm phát ở mức thấp nhất.
Giám sát hệ thống ngân hàng
FED cùng với các cơ quan giám sát liên bang đảm nhận nhiệm vụ giám sát, điều tiết các ngân hàng và các tổ chức tài chính nhằm đảm bảo, duy trì hệ thống tài chính an toàn, ổn định, quản lý quyền tín dụng của người tiêu dùng.
Ngoài ra, Ngân hàng trung ương Mỹ còn đảm nhận nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ tài chính cho Chính Phủ Hoa Kỳ, tổ chức nước ngoài.
Vừa qua, FED cũng cho biết sẽ tạm ngừng các hoạt động giám sát hoạt động của một số ngân hàng có tổng tài sản dưới 100 tỷ USD trong tình hình dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp để giúp các ngân hàng hỗ trợ những khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính được tốt hơn.
Cục dự trữ liên bang Mỹ nhận định mức độ nghiêm trọng việc các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh dẫn đến không có khả năng thanh toán các khoản nợ đã làm tê liệt nền kinh tế Mỹ, gây nguy cơ thất nghiệp cho hàng triệu lao động.
Trong năm 2020, FED sẽ tập trung giám sát hệ thống ngân hàng, đánh giá lại những thách thức, rủi ro của môi trường hiện tại cho các khách hàng, sự ổn định tài chính của các công ty để điều chỉnh kịp thời.
Duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính
FED có nhiệm vụ duy trì sự ổn định của nền kinh tế, đồng thời kiềm chế các rủi ro hệ thống trên thị trường tài chính. Việc giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng và các công ty tài chính giúp đánh giá các rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống tài chính.
Cục dự trữ liên ban Mỹ luôn khuyến khích việc công khai các thông tin tài chính, kinh tế nhằm thúc đẩy sự bình đẳng giữa các tổ chức, doanh nghiệp, phát triển kinh tế địa phương thông qua các tổ chức, cá nhân, các tổ chức phi lợi nhuận.
Trong đó, việc thực thi chính sách tiền tệ đóng vai trò rất quan trọng giúp ổn định nền kinh tế, kiểm soát rủi ro hệ thống phát sinh, tạo việc làm tối đa cho người lao động và bình ổn giá cả các sản phẩm, khuyến khích tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Cung cấp dịch vụ ngân hàng
FED cũng cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản quản lý tài sản, các tổ chức nước ngoài và chính phủ Hoa Kỳ như cung cấp dịch vụ thanh toán trên lãnh thổ, phân phối tiền mặt cho các ngân hàng.
FED đóng vai trò chủ chốt trong việc vận hành thống chi trả của Mỹ.
FED ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu như thế nào?
Ngân hàng trung ương Mỹ (FED) là tổ chức duy nhất trên thế giới được phép phát hành đồng đô la Mỹ và đồng thời cũng chỉ có tổ chức này mới được ban hành các chính sách tăng giảm lãi suất loại tiền tệ này. Những chính sách của FED có ảnh hưởng mạnh mẽ nền kinh tế của nước Mỹ và đồng USD.
Giả sử FED cho tăng lãi suất đồng USD để kiềm chế lạm phát, sẽ kéo theo việc tăng giá trị của đồng USD trên thị trường tiền tệ thế giới, tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, hệ quả là đầu tư vào Mỹ giảm.
Ngoài ra, đồng USD chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống tiền tệ quốc tế, được dùng để định giá cho nhiều loại hàng hóa quan trọng như giá dầu, giá vàng. Mà Cục dự trữ liên bang Mỹ là cơ quan duy nhất được phép can thiệp, xác lập giá trị đồng USD thông qua việc mua bán USD và các loại tiền tệ khác. Vì thế, tất cả những quyết định từ FED đều tác động mạnh mẽ đến ngành kinh tế thế giới.
Chính những điều này dẫn đến mọi động thái, chính sách từ FED đều được cả thế giới quan tâm, đặc biệt là các Trader tham gia giao dịch trên thị trường . Việc bỏ qua những diễn biến hoạt động từ tổ chức này có nguy cơ gây nhiều bất lợi cho các Trader.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về FED – Cục dự trữ liên bang Mỹ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm FED là gì? và vai trò, mức độ ảnh hưởng của tổ chức này, cơ quan quyền lực có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới để kịp thời theo dõi, cập nhật thông tin đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt.
