[Bật mí] Mối quan hệ giữa Fibonacci và sóng Elliott khi giao dịch
Nếu bạn nắm rõ được mối quan hệ giữa fibonacci và sóng Elliott thì kết quả đầu tư của bạn sẽ khác biệt. Tận dụng cơ hội và hỗ trợ tăng sức kháng cự cao hơn.
Fibonacci và Elliott khi kết hợp với nhau sẽ là một sự giao thoa hoàn hảo dùng để đo lường về biến động giá gồm cả biên độ và thời điểm kết thúc. Bên cạnh đó fibonacci còn chính là nền tảng phát triển của elliott lời khẳng định từ chính cha đẻ của lý thuyết. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa fibonacci và sóng Elliott cụ thể sẽ ra sao thì hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé!
1. Nắm bắt về lý thuyết của Elliott và Fibonacci
1.1. Sóng Elliott
Bản chất sóng Elliott được biết đến là một kỹ thuật phân tích về các chu kỳ thị trường tài chính - chứng khoán điển hình như sàn forex. Thông qua phân tích các xu hướng chính song song xác định các thái cực tâm lý của trader, giá, sự cao thấp giá.

Đôi nét cần nắm về fibonacci và sóng Elliott
Có điều bạn cũng cần lưu ý rằng mô hình sóng Elliott cũng chỉ hỗ trợ tính xác suất chứ không chắc chắn cung cấp chuyển động giá ở tương lai.
1.2. Hiểu về Fibonacci (dãy số và tỷ lệ)
Fibonacci là dãy số vô hạn bắt đầu từ 0 và 1 còn những số tiếp theo sẽ là tổng của 2 số liền phía trước. Cứ như vậy chúng ta sẽ có dãy số Fibonacci là: 0,1,2,3,5,8,....
Về đặc điểm của dãy số Fibonacci:
+ Bạn thử tính xem tỷ số của 1 số bất kỳ cùng 1 số lớn tiếp theo sẽ luôn xấp xỉ = 0.618, có ngoại trừ 4 số đầu tiên.
+ Về tỉ số giữa 2 số bất kỳ cùng số nhỏ hơn = 1.618 nghịch đảo 0.1618
+ Về tỉ số xen kẽ cũng xấp xỉ = 2.618 và nghịch đảo 0.382
Chính các tỷ số xấp xỉ, nghịch đảo đó cũng đã được chọn trở thành ngưỡng Fibonacci giúp trader thoái lui thoát lệnh hoặc chọn mở rộng để kiếm lời.
2. Mối quan hệ giữa Fibonacci và sóng Elliott có gì thú vị
Hiểu đơn giản thì sự kết giữa dãy số Fibonacci và sóng Elliott là hoàn hảo, sử dụng thiết lập các mức hỗ trợ cũng như mức kháng cự cho sóng thị trường. Tức là bạn có thể dựa vào mức giá để xác định tham số của xu hướng.
Bên cạnh đó sóng Elliott còn tạo ra hình dáng các khung sườn. Còn về mức tỷ lệ Fibonacci thì tạo ra những công cụ đo lường biến động giá giao dịch. Mối quan hệ đó được thể hiện thú vị như sau:
2.1. Các bước sóng số
- Thứ nhất, sóng số 1
Sóng đợt đầu chính là một khởi đầu cho hàng chuỗi các sóng chủ với nguồn xuất phát khi thị trường đầu cơ giá xuống. Chính vì vậy mà rất ít khi có thể nhận biết được sóng 1 này và nó thưởng xảy ra khi thị trường suy thoái.
Có điều rằng, dù là có sóng 1 xuất hiện thì chúng ta cũng không giao dịch thay vào đó là chờ đợi sóng hoàn thành. Tiếp đó mới tính toán biên độ tiếp theo.
- Thứ hai, sóng số 2

Tại mối quan hệ giữa Fibonacci và sóng Elliott thì sóng 2 đóng vai trò điều chỉnh cho sóng 1 với điều kiện đảm bảo riêng. Sóng 2 có thể thoái lui tuy nhiên điều kiện cần đảm bảo là không vượt quá điểm đầu tiên sóng 1. Và khối lượng giao dịch sóng 2 cũng sẽ ít hơn sóng 1.
Như vậy giá có sự điều chỉnh giảm để nằm trong khoảng là 0.382 - 0.618 cao hơn sóng 1 ban đầu. So sánh thì sóng 2 sẽ hồi chủ yếu đạt mức 3 ( 50%, 61.8^, 76.4%) còn hồi lại ít nhất đạt 23.6%.
- Thứ ba, sóng số 3

Riêng về sóng 3 trong mối quan hệ Fibonacci và sóng Elliott thì đây là sóng lớn nhất, mạnh nhất thuộc xu hướng tăng giá.
+ Sóng 3 ít nhất sẽ bằng sóng 1 có trừ mô hình LD (Leading Diagonal), ED (Ending Diagonal) thì sóng 3 ngắn hơn sóng 1.
+ Khi sóng 3 mở rộng và đạt mức dài nhất trong các sóng chủ (sóng 1, sóng 3 và sóng 5) thì sẽ đi theo xu hướng cao hơn chính điểm cao của sóng 1. Tỷ lệ cao dễ nhận thấy là 161.8%, 261.8% và 461.8%.
* Thứ tư, sóng số 4
Đối với mối quan hệ tương quan trên thì sóng 4 cũng đảm nhận nhiệm vụ riêng biệt đó là điều chỉnh. Theo đó giá sẽ có xu hướng đi xuống tạo ra các hình răng cưa kéo dài cùng mức điều chỉnh là 38.2%, 50% và 61.8% đối với sóng 3. Điều kiện sóng 3 đó là không phải sóng mở rộng.
Nếu sóng 3 rơi vào trường hợp sóng mở rộng thì sóng 4 điều chỉnh chỉ có thể hồi lại mức 23.6% hoặc là mức 38.2% so với sóng 3 mà thôi. Khối lượng giao dịch tại sóng 4 cũng sẽ thấp hơn khối lượng giao dịch tại sóng 3.
* Thứ năm, sóng 5
Sóng số 5 trong mối quan hệ hay chính là đợt sóng cuối cùng của sóng chủ. Thông thường sóng 5 sẽ bằng với sóng số 1 hay như đơn giản là cách 1 khoảng là 61.8% theo chiều dài sóng 1. Đôi khi sóng 5 còn có thể bằng 38.2% hay như 61.8% bắt đầu tính cộng lại từ chân sóng số 1 đến đỉnh sóng số 3.
Cũng có trường hợp sóng 5 mở rộng và bằng 161.8% của sóng 3 hay bằng chính tổng chiều dài của sóng 1 + sóng 3 tương đương tỷ lệ 161.8%. Còn nếu sóng 5 không mở rộng thì sẽ xuất hiện phân kỳ giữa đỉnh với đáy của sóng 3 và sóng 5.
2.2. Sóng điều chỉnh chữ

- Đầu tiên sóng A
Sóng điều chỉnh A cũng là đợt bắt đầu cho các sóng tiếp theo và có mức hồi phục lại là khoảng 38.2% (tính của cả 5 sóng trước đó kèm theo đi vào vùng sóng thứ 4).
- Tiếp đó là sóng điều chỉnh B
Tốc độ hồi phục của sóng B đạt 38.3 hoặc là 61.8% so với sóng điều chỉnh A. Đặc biệt khối lượng giao dịch của sóng B cũng thường thấp hơn A.
- Về sóng điều chỉnh C
Sóng điều chỉnh C lớn như sóng điều chỉnh A và đôi khi là có mở rộng hơn về chiều dài, độ mở rộng ít nhất là 61.8% so với sóng A nhé. Tuy sóng C có thể ngắn và không vượt qua được điểm cuối sóng điều chỉnh A chú ý tại mô hình Zigzag (ZZ) Running và Flat Running (FL) sẽ nhận thấy rõ.
Hy vọng bài viết trên đã cho bạn thấy được mối quan hệ giữa fibonacci và sóng Elliott. Chủ động dựa theo sự kết hợp đó để chọn mức vào lệnh, thoát lệnh hoàn hảo và chú ý các tín hiệu gây nhiễu để tỉnh táo hơn khi đầu tư.
