Hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật

Hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật
Photo by Kelly Sikkema / Unsplash

Hỗ trợ và kháng cự (Support and Resistance) là một trong những khái niệm rấy quen thuộc và được sử dụng nhiều nhất đối với các nhà giao dịch forex.
Vùng hỗ trợ kháng cự là rất quan trọng trong giao dịch Forex tuy nhiên những người mới tập phân tích kỹ thuật thường xác định sai vùng hỗ trợ kháng cự hoặc không biết vùng nào mới thực sự quan trọng.

  • Hỗ trợ và kháng cự là gì?
  • Hỗ trợ kháng cự khi nào bị phá vỡ
  • Giao dịch theo hỗ trợ kháng cự như thế nào?

Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ kháng cự được tạo thành bởi các vùng giá trong quá khứ, tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.

  • Vùng hỗ trợ là nơi giá quay trở lại đà tăng sau một đà giảm điều chỉnh của một xu hướng tăng được thiết lập từ trước đó.
  • Vùng kháng cự là nơi giá quay trở lại đà giảm sau một đà tăng điều chỉnh của một xu hướng giảm được thiết lập từ trước đó.

Dưới đây là ví dụ về hỗ trợ kháng cự:

Hỗ trợ và kháng cự

Trong ví dụ minh họa là một xu hướng tăng giá.

  • Khi giá đi lên và giảm điều chỉnh, vùng đỉnh cao nhất đạt được trước khi giá tiếp tục xu hướng tăng được gọi là vùng kháng cự.
  • Khi giá tiếp tục tăng trở lại sau điều chỉnh, vùng đáy thấp nhất đạt được trước khi giá điều chỉnh trở lại được gọi là vùng hỗ trợ.

Khi thị trường đang trong xu hướng tăng hoặc giảm vùng kháng cự và hỗ trợ liên tục được hình thành khi thị trường dao động theo thời gian.

Có thể bạn chưa biết: “xu hướng tăng hoặc giảm vùng kháng cự và hỗ trợ liên tục được hình thành khi thị trường dao động theo thời gian – được xem như là Đường Giá”

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ kháng cự là vùng giá

Hỗ trợ kháng cự là một vùng chứ không phải là một điểm cụ thể, vì thế rất nhiều người mới tập phân tích kỹ thuật (PTKT) xác định sai vùng hỗ trợ kháng cự, từ đó có những quyết định giao dịch sai.

Để đơn giản khi xác định vùng hỗ trợ kháng cự, bạn hãy lấy vùng giá của bóng nến làm vùng hỗ trợ kháng cự. Nếu vùng đỉnh đáy có nhiều nến, có thể lấy khoảng giá giữa giá cao nhất/thấp nhất và giá đóng/mở cửa gần nhất.

  • Tại đỉnh, vùng kháng cự sẽ là khoảng giá từ giá cao nhất đến giá đóng/mở cửa.
  • Tại đáy, vùng hỗ trợ là vùng giá giữa giá thấp nhất và giá đóng/mở cửa.
Nếu bạn chưa hiểu rõ hãy xem lại bài viết “cấu tạo nến nhật“

LƯU Ý: Trong phân tích hay trong giao dịch hãy xác định Hỗ Trợ Kháng Cự tại nơi gần với đường giá tại nơi bạn sẽ đưa ra quyết định “Buy” hoặc “Sell” (vùng màu xanh lá)

Không có khái niệm Hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh hay yếu.

Rất nhiều tài liệu nói rằng “Giá càng thường xuyên tiệm cận một kháng cự hoặc hỗ trợ mà không phá vỡ được thì vùng kháng cự, hỗ trợ đó được cho rằng càng mạnh”
Tuy nhiên trong quá trình giao dịch trên thị trường mình nhận thấy rằng, vùng hỗ trợ kháng cự có thể bị xuyên phá bất cứ khi nào và vùng Hỗ Trợ, vùng Kháng Cự chỉ để tìm kiếm điểm thoát lệnh hoặc cài đặt điểm dừng lỗ.

Không nên giao dịch theo “suy nghĩ” – Trước đây mình đã từng giao dịch theo suy rất nhiều, mình nghĩ giá sẽ phá kháng cự hoặc giá sẽ phá hỗ trợ mình vội vã thực hiện thiết lập giao dịch và số lần mình đúng trong giao dịch ấy ít hơn số lần sai, lợi nhuận có được chẳng đủ đề bù vào thua lỗ do rủi ro mang lại.

Hỗ trợ kháng cự được coi là bị phá vỡ khi nào?

Đôi khi bạn sẽ thấy một hỗ trợ hoặc kháng cự đã bị phá vỡ, nhưng ngay sau đó bạn phát hiện ra rằng thị trường chỉ đang “test” vùng giá đó mà thôi.
Vùng hỗ trợ hoặc vùng hỗ trợ bị phá vỡ là khi giá đóng cửa của nén vượt qua vùng hỗ trợ kháng cự. Điều này rất quan trọng khi đưa ra nhận xét hỗ trợ hay kháng cự đã bị phá hay chưa.
Nếu đang phân tích biểu đồ giá trên khung thời gian H1, bạn sẽ cần chờ nến H1 đóng cửa trên kháng cự đó. Nếu bạn phân tích biểu đồ giá trên khung M30, bạn cần chờ nến M30 đóng cửa trên kháng cự H4…

Những điều cần lưu ý với Kháng Cự và Hỗ Trợ.

  1. Hỗ trợ kháng cự là các vùng đỉnh hoặc đáy trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.
  2. Hỗ trợ kháng cự là một vùng giá chứ không phải một mức giá cụ thể.
  3. Trong rất nhiều vùng hỗ trợ kháng cự thì bạn nên tập trung vào các vùng hỗ trợ kháng cự gần nhất với đường giá, nơi bạn sẽ đưa ra quyết định tham gia giao dịch hay đứng ngoài.
  4. Không có cách nào để xác định Hỗ trợ kháng cự là mạnh hay yếu.
  5. Hỗ trợ bị phá vỡ sẽ trở thành kháng cự, và ngược lại.
  6. Hỗ trợ kháng cự dùng để tìm điểm thoát lệnh hoặc đặt điểm đừng lỗ (Stop Loss) không nên giao dịch tại đây.