Kênh giá là gì? Cách vẽ kênh giá chính xác để xác định xu hướng và giao dịch hiệu quả
Kênh giá là gì? Cách vẽ kênh giá như thế nào? Những thắc mắc về kênh giá sẽ được giải đáp chi tiết trong nội dung bài, hãy cùng tìm hiểu cùng chúng tôi nhé.

Kênh giá chính là một công cụ phân tích kỹ thuật và nó được sử dụng rất nhiều trong thị trường Forex. Kênh giá được nhiều người nhận xét là một trong những phương pháp đánh giá cực kỳ hiệu quả, cũng bởi thế mà nó luôn được nhà giao dịch ưa chuộng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về kênh giá là gì? và cách vẽ kênh giá trong bài viết này nhé.
1. Kênh giá là gì?
Kênh giá hay trong tiếng Anh còn gọi là “Price Channel”, nó là công cụ dùng để phân tích kỹ thuật và để nhận diện các xu hướng của giá, giúp cho nhà giao dịch có cơ hội mua bán hiệu quả.

Kênh giá sẽ có 2 đường thẳng song song với nhau, một đường là trendline xu hướng thực tại, nó có thể tăng hoặc giảm. Đường thứ hai được xác định bằng việc vẽ một đường song song với chính đường trendline sao cho mức giá của xu hướng nằm trong 2 đường này.
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản về kênh giá như sau: Nó chính là 2 đường xu hướng song song phủ gần như các mức giá bên trong nó. Trong đó, đường xu hướng trên có vai trò như một đường kháng cự, đường xu hướng bên dưới là đường hỗ trợ.
Như vậy với những thông tin này bạn đã hiểu rõ hơn kênh giá là gì? tuy nhiên bạn không nên vội rời khỏi bài viết vì những thông tin tiếp theo sẽ cực kỳ hữu ích đó.
2. Cách vẽ kênh giá chính xác
Để có những giao dịch chính xác, hiệu quả thì bạn nên tìm hiểu cách vẽ kênh giá, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong giao dịch Forex đó.
Để tạo nên được kênh giá tăng thì bạn chỉ cần vẽ thêm 1 đường song song với chính đường xu hướng tăng, sau đó di chuyển đường vừa vẽ đến vị trí nó chạm đỉnh gần nhất.
Kênh giá sẽ bao trọn hầu hết toàn bộ xu hướng lên cho đến lúc xu hướng đó bị phá vỡ, tức là đảo chiều.
Nếu như bạn muốn tạo một kênh giá giảm thì chỉ cần vẽ thêm 1 đường song song với đường xu hướng giảm, sau đó di chuyển đường đó đến vị trí chạm đáy gần nhất. Lúc này kênh giá dường như bao trọn vẹn giá xuống cho đến khi nó bị phá vỡ hay đảo chiều.
Ví dụ:

Nếu như theo lý thuyết thì trendline dưới có thể dùng như đường hỗ trợ, trendline trên dùng như đường kháng cự. Chính vì vậy mà rất có thể mở vị thế BUY khi chạm trendline dưới, mở SELL khi chạm trendline trên.
Thế nhưng bạn chỉ nên mở BUY ở xu hướng lên và mở SELL ở xu hướng giảm mà thôi. Có nghĩa là trong một xu hướng tăng bạn chỉ nên dùng trendline dưới làm điểm hỗ trợ và mở vị thế BUY. Lúc này dùng trendline trên để chốt lời chứ không mở vị thế SELL nữa. Ngược lại với xu hướng giảm thì sử dụng trendline trên làm điểm kháng cự, mở vị thế SELL, còn trendline dưới để chốt lời và không mở vị thế BUY nữa.
3. Phân loại kênh giá
Cũng giống như trendline thì kênh giá cũng được phân thành 3 loại như sau:
- Kênh giá tăng (khi bạn dùng uptrend line để tạo ra kênh giá)
- Kênh giá giảm (khi bạn dùng downtrend line để tạo ra kênh giá)
- Kênh giá ngang (khi bạn dùng 2 đường ngang song song để tạo ra kênh giá)
4. Một vài lưu ý để vẽ kênh giá chính xác
Để vẽ được kênh giá chính xác và hiệu quả, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

- Thứ nhất, với kênh giá giảm hoặc tăng, bạn phải vẽ đường trendline của xu hướng đó, nghĩa là đường dưới hoặc đường trên tiếp theo mới vẽ đường còn lại. Đường trendline chính của xu hướng sẽ phải làm theo đúng nguyên tắc xác định trendline. Các đường còn lại chỉ cần đáp ứng được 2 điều kiện là song song với đường thứ nhất và đi qua đỉnh hoặc đáy gần nhất của xu hướng là được.
- Thứ hai, bạn tuyệt đối không nên ép kênh giá đi theo mong muốn của mình, như vậy nó sẽ làm mất tính chất của xu hướng và dẫn đến những giao dịch không hiệu quả. Đây là điều mà không một trader nào muốn xảy ra.
- Thứ ba, không cần quá quan trọng các mức giá nhất định nằm trong kênh giá, các mức giá ở bên ngoài nhưng không phá vỡ kênh giá là các phá vỡ giá.
Tóm lại kênh giá là công cụ phân tích kỹ thuật rất hiệu quả mà mỗi một trader cần phải nắm rõ, đặc biệt là những người mới. Rất hy vọng bài viết này đã giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu kiến thức để có một giao dịch hiệu quả.
