Mô hình giá hình cái nêm (wedge)
Bạn hiểu mô hình cái nêm (wedge) là gì? Đâu là một mô hình nêm chuẩn chỉnh nhất? Cùng bài viết tìm hiểu và nắm bắt bí quyết phán đoán xu hướng của tỷ giá nhé.

Nếu bạn là một tay đầu tư chuyên nghiệp thì chắc hẳn không còn quá xa lạ với mô hình cái nêm (wedge). Một mô hình biểu đồ Forex để phân tích kỹ thuật hỗ trợ giao dịch nắm bắt xu hướng. Tuy nhiên, tại bài viết này ngoài việc tìm hiểu về mô hình nêm thì bạn còn được gợi ý một vài bí quyết vận dụng triệt để.
1. Giải đáp về mô hình cái nêm (wedge) là gì?
Mô hình cái nêm hay được gọi với tên tiếng anh wedge, đó là loại mô hình biểu đồ Forex đảm nhận vai trò báo hiệu tích lũy hoặc sự tạm dừng của một xu hướng. Mô hình wedge được chia làm 2 loại chính là:
+ Rising Wedge – Cái nêm tăng
+ Falling Wedge – Cái nêm giảm
Hai loại mô hình đối lập hoàn toàn và có cách nhận biết riêng biệt. Dù là các phương pháp giao dịch hay như các dự báo về xu hướng cũng đối lập vậy nên để hiểu rõ wedge chúng ta cần tìm hiểu đầy đủ về 2 loại nêm trên.
2. Mô hình cái nêm tăng - Bearish Rising Wedge
Cái nêm tăng có thể xuất hiện ngay trong xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm với đặc điểm nhận dạng cụ thể như sau:
+ Hình dáng giống với mô hình tam giá ( tiếng anh Triangle)
+ Mô hình được xác định bởi 2 cạnh tam giác cùng với cạnh trên kháng cự, cạnh dưới hỗ trợ.
+ Điểm khác biệt là kháng cự sẽ được hình thành kết hợp với đỉnh sau cao hơn đỉnh phía trước. Cùng đó là có hỗ trợ hình thành phần đáy sau cao hơn phần đáy trước.
+ Về phía độ dốc của hỗ trợ cũng sẽ dốc hơn nhiều so với phần kháng cự.

Vậy mô hình cái nêm tăng trong xu hướng tăng là gì?
Lưu ý dành cho bạn rằng mô hình cái nêm tăng (Bearish Rising Wedge) sẽ thưởng breakout nếu đã đi vào góc nhỏ nhất của mô hình. Hơn nữa tại trường hợp này bạn cũng cần chú ý theo dõi xu hướng và chú ý dính Fake Breakout.
Khoảng cách mục tiêu chốt lời tốt nhất là khoảng cách lớn nhất của nêm tăng tính từ điểm Breakout nhé.
2.1. Thứ nhất, Bearish Rising Wedge tại xu hướng tăng
Đảm nhận báo hiệu khả năng đảo chiều giảm giá tại thời gian ngắn hạn.

Xác định các chỉ số trong xu hướng tăng của nêm
+ Entry xuất hiện khi mà tín hiệu nến breakout hỗ trợ Rising Wedge. Các nhà giao dịch sẽ không thực hiện entry ngay mà sẽ chờ cơ hội tỷ giá sau breakout hồi về hỗ trợ. Nếu lúc đó các trader xác định hỗ trợ đã bị phá vỡ biến đổi thành kháng cữ thì vào lệnh.
+ Stop Loss được sử dụng khi mà đã xác định tín hiệu nến đã đảo chiều tại khu vực bình tích lũy Rising wedge cực đại và việc đặt phía trên khoảng 5 đến 10 pips.
+ Take Profit hiểu là khoảng cách chốt lời, đó là một khoảng cách lớn nhất của Bearish Rising Wedge tại xu hướng.
2.2. Thứ hai, Bearish Rising Wedge tại xu hướng giảm
Có lẽ sự khác biệt nhất của xu hướng tăng và xu hướng giảm đó là việc các chiến thần đầu tư chờ đợi việc đảo chiều. Xu hướng giảm thì họ sẽ xem xét tỷ giá breakout giảm và mức duy trì.
3. Mô hình cái nêm giảm - Bullish Falling Wedge
Bullish Falling Wedge có thể xuất hiện ở cả xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm và kèm theo các đặc điểm nhận biết:
+ Hình dáng giống với mô hình tam giá (tiếng anh Triangle)
+ Mô hình được xác định bởi 2 cạnh tam giác cùng với cạnh trên kháng cự, cạnh dưới hỗ trợ.
+ Điểm khác biệt là kháng cự sẽ được hình thành kết hợp với đỉnh sau thấp hơn đỉnh phía trước. Cùng đó là có hỗ trợ hình thành phần đáy sau thấp hơn phần đáy trước.
+ Về phía độ dốc của kháng cự cũng sẽ dốc hơn nhiều so với phần hỗ trợ.
3.1. Cách xác định Bullish Falling Wedge trong xu hướng giảm
Đảm nhận báo hiệu khả năng đảo chiều giảm giá tại thời gian ngắn hạn.
+ TH Entry nếu có tín hiệu breakout xuất hiện thì các nhà giao dịch không vào lệnh mà chờ thời điểm Pullback trở về kháng cự, tức là lúc đó trở thành hỗ trợ của mô hình.
+ TH StopLoss sẽ xác định tín hiệu đảo chiều tại khu vực đỉnh tích lũy cực đại và đặt bên trên khoảng 5 đến 10 pips.
+ TH Stop Loss thì hãy xác định nến tại chính khu vực đỉnh tích lũy cực đại đảo chiều rồi cũng đặt khoảng 5 đến 10 pips trên đó.
Cụ thể mục tiêu giúp bạn chốt lời tại xu hướng này chính là khoảng cách lớn nhất của Bullish Falling Wedge được tính từ thời điểm Breakout. Cạnh đó bạn cũng nên cẩn thận xem xét về Fake Breakout như xu hướng tăng vậy.

Bullish Falling Wedge và xu hướng sau breakout
3.2. Cách xác định Bullish Falling Wedge trong xu hướng tăng
Thực tế trong xu hướng giảm Bullish Falling Wedge cũng không cần quá khác biệt so với xu hướng tăng. Việc của nhà đầu tư vẫn chỉ là chờ đợi cơ hội, tính hiệu breakout xem xét sự đảo chiều ngắn hạn ra sao.
Dù thế nào thì mô hình cũng vẫn sẽ có những rủi ro nhất định mà bạn cần chú ý tránh việc tài khoản bị bốc hơi. Độ chính xác của mọi mô hình là tương đối và tỷ giá đâu phải lúc nào cũng theo ý muốn của bạn.
Hy vọng thông tin mà bài viết vừa đưa ra sẽ giúp bạn nắm bắt thêm chút ít về mô hình cái nêm (wedge) trong forex. Cân nhắc tìm hiểu sẽ giúp bạn giao dịch giảm thiểu được rất nhiều rủi ro đó, chúc bạn gặp nhiều may mắn.
