Mô hình giá hình chữ nhật (Rectangle)

Mô hình hình chữ nhật (Rectangle) là gì? Khi gặp mô hình này thì dùng cách giao dịch nào? Bỏ túi kiến thức hữu ích để đầu tư thông minh tại bài viết này nhé!

Mô hình giá hình chữ nhật (Rectangle)
Photo by David Dvořáček / Unsplash

Là một nhà đầu tư trên thị trường Forex, chắc chắn bạn đã gặp phải mô hình hình chữ nhật (Rectangle). Vậy khi gặp mô hình này thì bạn cần giao dịch như thế nào cho thông minh và sinh lời tốt nhất? Cùng đọc những chia sẻ trong bài viết này để hiểu và biết cách giao dịch hiệu quả nhé!

1. Mô hình hình chữ nhật (Rectangle) là gì?

Mô hình hình chữ nhật hay mô hình Rectangle được hình thành khi giá bị mắc lại đoạn giữa mức hỗ trợ với mức kháng cự song song. Nó biểu thị cho việc bên mua và bên bán đang thay phiên nhau tung ra những “đòn tấn công” về phía đối phương. Nhưng thực lực của 2 bên lại không đủ mạnh, điều này khiến cho giá không thoát ra được.

Mô hình hình chữ nhật (Rectangle) là gì?

Trước khi giá thoát ra khỏi vùng giới hạn này một cách mạnh mẽ thì nó sẽ test các mức hỗ trợ và kháng cự đó nhiều lần để chọn được cách mạnh nhất. Vậy, đặc biệt của Rectangle như thế nào, cùng tìm hiểu kỹ hơn với chia sẻ trong phần tiếp theo nhé!

2. Mô hình hình chữ nhật (Rectangle) có đặc điểm gì?

Đặc điểm của mô hình hình chữ nhật đó chính là tạo ra một khoảng để “nhốt” giá trong vùng hỗ trợ và kháng cự. Nó tạo ra đường thẳng song song từ 2 đường kháng cự và hỗ trợ tạo ra vùng “giam cầm” giá. Khi giá bị mắc trong khoảng này, nó sẽ có xu hướng “chống cự” bằng cách bật “tưng tưng” lên xuống nhiều lần.

Chình vì vậy mà cấu tạo của mô hình hình chữ nhật có điểm khác biệt với các mô hình giá khác trên thị trường Forex hiện nay. Cụ thể nó sẽ bao gồm các phần chính như: Đường kháng cự, đường hỗ trợ, các đáy hoặc đỉnh đi loanh quanh trong khoảng “giam cầm” này.

3. Có những cách nào để giao dịch với mô hình hình chữ nhật?

Để giao dịch với mô hình Rectangle, các bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách được chia sẻ dưới đây:

Cách 1: Ngay khi mô hình bị phá vỡ cần đặt lệnh ngay. Điểm vào là khi giá phá vỡ khỏi mô hình. Sau đó dừng lỗ và chốt lời ngay khi giá giảm.

Cách 2: Đặt lệnh vào thời điểm giá phá vỡ mô hình và Retest. Điểm vào là khi giá phá vỗ mô hình và quay lại Retest. Sau đó cần dừng lỗ và chốt lời ngay khi giá tăng.

Đánh giá về 2 cách giao dịch với mô hình hình chữ nhật này như sau:

Nếu đặt lệnh theo cách 1 thì bạn cần vào lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình để đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội, tuy nhiên nó lại có vị trí vào không được thuận lợi mấy. Trong khi đó, cách 2 lệch được đặt khi giá phá vỡ mô hình và Retest. Giá quay lại Retest khiến bạn dễ dàng vào lệnh hơn, điều này khiến bạn có được lợi nhuận cao hơn khi giao dịch theo cách 1 đó nhé!

Như vậy, bạn nên chọn giao dịch với mô hình hình chữ nhật theo cách thứ 2 để đạt được lợi nhuận cao khi đầu tư nhé!

4. Mô hình Rectangle trong xu hướng giảm

Trong xu hướng giảm, khi giá trong mô hình hình chữ nhật gặp được ngưỡng hỗ trợ mạnh. Giá sẽ có phản ứng và có sự điều chỉnh trong khoảng phạm vi được tạo ra bởi ngưỡng hỗ trợ và kháng cự song song.

Sau đó giá trong khoảng này sẽ lần lượt test các vùng kháng cự và hỗ trợ nhiều lần để phá vỡ mô hình và nó sẽ tiếp tục xu hướng giảm của mình. Giá đang trong xu hướng giảm, sự xuất hiện của mô hình Rectangle thì khi nó phá vỡ mô hình sẽ chạy thẳng tới điểm TP. Bạn có thể hình dùng rõ nhất trong hình ảnh ví dụ dưới đây:

Mô hình Rectangle trong xu hướng giảm

5. Mô hình Rectangle trong xu hướng tăng

Trong xu hướng tăng, khi giá trong mô hình hình chữ nhật gặp được một ngưỡng kháng cự mạnh. Giá sẽ bắt đầu hình thành phản ứng và điều chỉnh trong phạm vị Rectangle được tạo ra bởi ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.

Giá trong khoảng mô hình hình chữ nhật sẽ tiến hành test lần lượt với các vùng kháng cự và hỗ trợ nhiều lần để có thể phá vỡ chúng. Sau khi giá phá vỡ mô hình sẽ tiếp tục xu hướng tăng.

Khi giá đang trong xu hướng tăng mà có sự xuất hiện của mô hình Rectangle. Sau khi nó phá vỡ được mô hình hình chữ nhật thì giá sẽ không chạy thẳng tới TP mà nó sẽ tiến hành quay lại Retest giá lần 2. Để hiểu rõ hơn bạn có thể nhìn hình ảnh minh họa dưới đây:

Mô hình Rectangle trong xu hướng tăng

Như vậy, thông tin trong bài viết này giúp bạn hiểu được mô hình hình chữ nhật (Rectangle) là gì? Nắm được đặc điểm của nó, biết cách để giao dịch và mô hình Rectangle trong xu hướng tăng giá, giảm giá trên thị trường Forex. Hy vọng với kiến thức bổ ích này, các nhà đầu tư sẽ biết cách để vào lệnh đúng thời điểm giúp bản thân có được lợi nhuận tốt nhất khi đầu tư nhé!