Mô hình giá là gì? Sử dụng như thế nào?

Cùng nắm bắt các thông tin bổ ích giúp bạn nắm được về giao dịch mô hình giá nói chung. Đặc biệt kèm theo các tư duy giao dịch và ưu nhược điểm đem lại.

Mô hình giá là gì? Sử dụng như thế nào?
Photo by David Clode / Unsplash

Bên cạnh các mô hình giao dịch khác thì mô hình giá là một cách thức khác khá phổ biến được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Trong phân tích kỹ thuật chắc bạn đã từng nghe về đỉnh hai đáy, vai đầu vai, mô hình tam giác đúng không? Bài viết dưới đây sẽ là thông tin bổ ích giúp bạn nắm được về giao dịch mô hình giá nói chung kèm theo các tư duy giao dịch và ưu nhược điểm đem lại.

1. Khái niệm về mô hình giá thông dụng hiện nay

Mô hình giá hay còn với tên gọi tiếng anh là Chart Pattern được biết đến là một dạng diễn biến giá có chu kỳ lặp đi lặp lại trong quá khứ. Sự lặp lại nhiều lần đó theo các hình mẫu nhất định và những nhà đầu tư sử dụng dự đoán về hành vi của giá tại tương lai.

Ảnh biểu thị về các nhóm mô hình giá xuất hiện

2. Các mô hình giá mà bạn có thể bắt gặp là gì?

Thực tế có rất nhiều biến thể mới được tạo ra tùy theo từng điều kiện khác biệt. Có điều giúp bạn dễ dàng nhận biết thì tạm chia mô hình giá thành 3 nhóm thường xuyên gặp như dưới đây:

+ Mô hình giá đảo chiều gồm vai đầu vai, 2 đỉnh, mô hình 2 đáy và mô hình 3 đỉnh, 3 đáy.

+ Mô hình giá tiếp diễn gồm cờ ( cờ flag, cờ đuôi nheo), mô hình tam giác (tam giác cân, tam giác vuông, tam giác tăng và giảm), mô hình cái nêm (với tăng, nêm giảm), mô hình chữ nhật hộp Darvas. Cạnh đó còn mô hình chiếc cốc và mô hình tay cầm.

+ Mô hình giá phức tạp gồm cua, dơi, bướm, mô hình Wolfe wave nhưng tần số sử dụng khá ít.

3. Mô hình giá sẽ có ưu nhược điểm ra sao?

3.1. Về ưu điểm mô hình giá đem lại

- Thứ nhất đó là mang tính trực quan và bạn có thể dễ dàng học thuộc dễ dàng nhớ chúng. Cá nhân con người có sức hút đặc biệt với những hình khối theo đó mà sự quen thuộc và ghi nhớ sẽ nhanh hơn rất nhiều lần. Đôi khi việc học tập còn chẳng tiêu tốn bất kỳ công sức nào còn khó quá thì cứ tạm gác lại.

- Thứ hai là độ trễ không có và cũng chẳng phụ thuộc vào indicator nào cả khác biệt với MACD, EMA khó hiểu,...Bạn có thể dễ dàng vào lệnh trước dù là các chỉ báo kỹ thuật chưa cho tín hiệu.

- Mang lại tỷ lệ chính xác cao hơn vì tính trực quan. Tức là nếu nhiều người nhận ra tín hiệu nào đó thì tức là mức độ chính xác càng cao và mọi việc đơn giản hơn rất nhiều. Chẳng cần làm gì cả và cũng chẳng cần tới sự hỗ trợ kết hợp của các mô hình khác.

mô hình giá

Tại sao bạn không thử để thấy ưu điểm mô hình giá?

3.2. Nhược điểm tồn tại của mô hình giá

+ Kết quả mô hình giá đúng là khi đã hoàn thành tất cả dù là vấn đề dễ hiểu nhưng với nhà đầu tư thì ngược lại nó tạo cảm giác khó chịu. Vì khi giá đã hoàn tất thì ai cũng nhìn ra mô hình nhưng nếu giá còn chạy thì lại chưa chắc chắn.

+ Lý thuyết mô hình giá khá dễ hiểu và học tuy nhiên để ứng dụng lên một chart thực tế lại chẳng hề dễ nhìn chút nào, bạn sẽ phải căng mắt đấy.

+ Đôi khi bạn sẽ phải đối mặt với việc phá vỡ giả chính là Fake Breakout.

+ Bên cạnh đó đáng chú ý là còn có mô hình lồng mô hình xuất hiện làm lệnh không đạt mức target hoặc quay lại.

Đừng bỏ qua nhược điểm vì đó là gợi ý cho bạn

4. Các lưu ý bạn cần biết nếu muốn giao dịch mô hình giá thành công

- Bạn hãy kiên nhẫn hơn đừng nóng vội, để giá phá qua trendline và neckline xác nhận tránh đem về quả đắng.

mô hình giá

Ví dụ về việc giá quay lại

- Vẽ mô hình trước đừng tưởng tượng ra

Các nhà đầu tư mới nóng vội sẽ rất hay mắc phải lỗi này. Đừng quá tin vào khả năng phán đoán của mình hãy chủ động vẽ mô hình tránh việc giá tới đỉnh cũ rồi phá đỉnh tiếp và tăng chứ không tạo mô hình.

- Tỷ lệ thắng cao nhưng đâu phải là tuyệt đối đó là điều dễ nhận thấy vì chẳng có phương pháp nào thắng 100% nhiều lần. Xác suất vẫn còn và bạn cần quản lý vốn hiệu quả cung như chặt chẽ.

Bởi vậy bài viết hôm nay đã giúp bạn hiểu mô hình giá là gì? Sử dụng như thế nào? Hãy tận dụng độ win cao và luyện tập nhiều để đem về nhiều trái ngọt trong giao dịch nhé!