Phân tích kỹ thuật trong giao dịch và đầu tư trên thị trường tài chính

Phân tích kỹ thuật là gì? Nó có những đặc điểm và trường phái nào? Nếu như bạn đang tìm hiểu về vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu ngay trong nội dung bài nhé.

Phân tích kỹ thuật trong giao dịch và đầu tư trên thị trường tài chính
Photo by Stephen Dawson / Unsplash

Phân tích kỹ thuật là vấn đề không còn xa lạ với bất kỳ ai đã, đang và sắp tham gia vào thị trường chứng khoán. Vậy bạn đã có những thông tin gì về phân tích kỹ thuật rồi?

1. Bạn hiểu phân tích kỹ thuật là như thế nào?

Phân tích kỹ thuật là như thế nào?

Có thể hiểu một cách đơn giản nhất phân tích kỹ thuật chính là phương pháp căn cứ vào đồ thị, biểu đồ của giá cả, khối lượng giao dịch của cổ phiếu để có thể phân tích biến động thị trường cung – cầu. Dựa vào những phân tích này sẽ giúp cho các nhà đầu tư, nhà giao dịch quyết định chính xác thời điểm mua, bán cổ phiếu trên thị trường.

2. Đặc điểm của phân tích kỹ thuật

Phân tích cơ bản được sử dụng trong việc đánh giá các giá trị của cổ phiếu căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì phân tích kỹ thuật lại tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu. Nó thực hiện các đánh giá, nghiên cứu giá cả chứng khoán, khối lượng của giao dịch.

Hầu hết công cụ phân tích kỹ thuật sẽ được dùng để phân tích, nghiên cứu tác động cung – cầu với một cổ phiếu để xem ảnh hưởng tới giá cổ phiếu ra sao. Thông thường phân tích kỹ thuật sẽ sử dụng trong chiến thuật đầu tư ngắn hạn của các nhà đầu tư.

3. Những ưu nhược điểm của phân tích kỹ thuật trong chứng khoán

3.1. Ưu điểm của phân tích kỹ thuật

Việc xác định tín hiệu để có thể phân tích xu hướng chứng khoán chính là nhân tố quan trọng, nó giúp cho các nhà đầu tư ra quyết định chính xác và đem lại thành công của chiến lược đầu tư. Nếu phân tích cơ bản dùng để đưa ra quyết định đầu tư thì phân tích kỹ thuật được sử dụng để xác định các thời điểm mua – bán quan trọng.

Những ưu nhược điểm của phân tích kỹ thuật trong chứng khoán

3.2. Nhược điểm của phân tích kỹ thuật

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì phân tích kỹ thuật còn có những nhược điểm như sau:

Thị trường chứng khoán luôn có rất nhiều yếu tố tác động mà chúng ta không thể lường hết được. Đặc biệt khi phân tích kỹ thuật cũng khó mà phát hiện ra. Chính vì thế mà việc nhà đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật sẽ không đảm bảo đem lại 100% hiệu quả.

Trong những trường hợp như vậy, nhà đầu tư cần có thêm chiến lược quản lý, xử lý rủi ro để hạn chế tác động của thị trường, đặc biệt bạn còn phải chuẩn bị tâm lý đối mặt với những thất bại.

4. Phân tích kỹ thuật có vai trò gì?

Có thể nói phân tích kỹ thuật có một vai trò vô cùng to lớn, góp phần không nhỏ đem đến thành công của nhà đầu tư. Nó có ba chức năng chính: Báo động, xác thực, dự đoán, cụ thể như sau:

Phân tích kỹ thuật có vai trò gì?

- Chức năng báo động:

Khi sử dụng PTKT nó sẽ cảnh báo cho bạn biết sự phá vỡ của ngưỡng an toàn bao gồm hỗ trợ và kháng cự. Lúc này nó sẽ lập lên ngưỡng an toàn mới hay hiểu theo cách khác là lập mức giá mới thay vào việc chỉ dao động ở khoảng giá cũ.

Với những nhà giao dịch thì việc nhận biết các dấu hiệu của sự thay đổi mức giá sớm sẽ giúp họ mua và bán kịp thời nhất.

- Chức năng xác nhận:

Mỗi một phương pháp phân tích kỹ thuật sẽ được kết hợp vối các phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản để đưa ra những đánh giá xu hướng chính xác nhất về giá chứng khoán. Khi nhà đầu tư kết hợp các phương pháp này với nhau sẽ cho kết quả phân tích chính xác và tối ưu hơn nhiều. Từ đó nhà đầu tư cũng sẽ có những quyết định đúng đắn nhất.

- Chức năng dự đoán:

Các nhà đầu tư sẽ sử dụng kết quả phân tích kỹ thuật để dự đoán giá cả trong tương lai với những hy vọng về khả năng dự đoán sẽ tiến triển tốt hơn.

Như vậy việc sử dụng phân tích kỹ thuật trong chứng khoán sẽ giúp cho nhà đầu tư có thêm nhiều căn cứ chính xác để đưa ra quyết định đầu tư đúng.

5. Các trường phái và phương pháp phân tích kỹ thuật bạn nên biết

Hiện nay có rất nhiều các trường phái và phương pháp phân tích kỹ thuật khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng hay mục đích của mỗi người mà họ có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để cho kết quả tốt nhất. Trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một vài trường phái, phương pháp được dùng nhiều nhất.

  • Trường phái, phương pháp phân tích đồ thị nến Nhật
  • Trường phái, phương pháp tích nguyên lý sóng Elliott
  • Trường phái, phương pháp sử dụng mô hình đảo chiều, mô hình tiếp tục
  • Trường phái, phương pháp phân tích lý thuyết Dow
  • Ứng dụng hệ thống chỉ báo phân tích kỹ thuật

Như vậy, bài viết trên đây bạn đã cùng chúng tôi tìm hiểu xong về phân tích kỹ thuật. Rất hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán.