[Tổng hợp] Tiền điện tử là gì? Ứng dụng của tiền điện tử?

[Tổng hợp] Tiền điện tử là gì? Ứng dụng của tiền điện tử?
Tiền điện tử là gì? Ứng dụng của tiền điện tử?

Tiền điện tử là gì? ứng dụng của tiền điện tử như thế nào? nó có ưu nhược điểm gì? Tất cả những thắc mắc của bạn về vấn đề này sẽ được trả lời trong bài viết.

Xã hội dần có những thay đổi đột biến nhờ vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Có rất nhiều vấn đề mới xuất hiện làm thay đổi cuộc sống con người, trong số đó không thể không nhắc đến tiền điện tử. Vậy bạn có biết tiền điện tử là gì? Ứng dụng của nó trong đời sống ra sao? Hãy dành ra một vài phút cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1. Khái niệm tiền điện tử

“Tiền điện tử”, cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong cuộc sống hiện đại. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất của nó.

Hiểu một cách đơn giản, tiền điện tử được thể hiện thông qua hình thức điện tử của tiền pháp định, nó được Chính phủ công nhận. Như cái tên gọi, nó không phải là tiền xu, tiền giấy, tiền polime mà chúng ta có thể cầm nắm, mà nó được thông qua các thiết bị điện tử và được lưu trữ trong thẻ ATM, ví điện tử hoặc tài khoản ngân hàng,…

Theo cách hiểu này, nếu như bạn đang sở hữu thẻ ngân hàng, thẻ ATM thì cũng có nghĩa là bạn đang sở hữu tiền điện tử đó.

2. Ý tưởng đầu tiên về tiền điện tử

Nếu như không phải các chuyên gia hoặc không phải người am hiểu tiền điện tử, có thể bạn sẽ không biết về lịch sử hình thành của nó.

Trong những năm 90 thế kỷ 20, đây là thời gian công nghệ thông tin, số hóa bùng nổ phát triển mạnh mẽ. Nó kéo theo rất nhiều nghiên cứu, chứng kiến nhiều sự cố gắng của con người trong thương mại hóa tiền điện tử.

Tại thời điểm này có nhiều người bắt đầu khởi nghiệp và có tiếng vang lớn như: DigiCash, Beenz, Flooz,…thế nhưng vì những lý do nào đó mà nó không tồn tại được quá lâu. Có thể nguyên nhân chính dẫn đến việc này là các công ty lúc bấy giờ quá tin tưởng vào bên trung gian thứ 3. Cụ thể, họ nhờ công ty khác đứng đằng sau hệ thống trực tiếp điều khiển các giao dịch.

Trong những năm sau đó, doanh nghiệp E-Gold (Hoa Kỳ) đã bật lên trong thị trường tiền số và tạo ra nhiều thành công nhất định. Số lượng giao dịch mỗi tháng của công ty lên đến hàng tỷ USD. Thế nhưng vào đầu thế kỷ 21 thì công ty này lại gặp các vấn đề bảo mật vì hacker tấn công. Trong tình trạng đó, E-gold đã tụt dốc đứng bên bờ vực phá sản và bị loại khỏi thị trường.

Thị trường tiền điện tử không chỉ dừng lại ở đó, tiếp đến năm 2008 Bitcoin ra đời đánh dấu một sự phát triển mới. Đồng Bitcoin được mã hóa trên sự phát triển của công nghệ chuỗi khối blockchain, hệ thống này không có sự can thiệp của bên thứ 3 với độ bảo mật cực kỳ tốt. Cũng chính từ đó, bitcoin nói riêng tiền kỹ thuật số nói chung có bước phát triển nhanh và trở thành “cơn sốt” trên thị trường tài chính.

3. Đồng tiền điện tử đầu tiên ra đời?

Chúng tôi cũng đã nhắc đến trong phần lịch sử hình thành, đồng tiền điện tử đầu tiên ra đời chính là Bitcoin (2008- 2009). Trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2009 -2010, thị trường đã xuất hiện gần 100 loại tiền kỹ thuật số khác. Tính đến tháng 5 năm 2021 trên thế giới đã có khoảng 10.284 loại tiền điện tử. Trong đó có 5.526 tiền điện tử niêm yết.

Cho dù có rất nhiều loại tiền kỹ thuật số xuất hiện, thế nhưng bitcoin vẫn là loại tiền mã hóa phổ biến có giá trị bậc nhất.

4. Tiền điện tử có ứng dụng gì?

Tiền điện tử được phát triển vô cùng rộng rãi và nó cũng có nhiều ứng dụng khác nhau:

- Mua hàng:

Trước đây việc mua hàng hóa cần phải thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp, rất khó khăn trong việc thanh toán bằng tiền điện tử. Thế nhưng với sự phát triển không ngừng nghỉ của xã hội, đặc biệt là bùng nổ internet thì giờ đây việc thanh toán không còn khó khăn.

Hiện nay trên thế giới các cửa hàng (online hay offline) đã chấp nhận bitcoin là phương thức thanh toán hợp lệ. Đồng bitcoin còn được dùng để thanh toán phòng khách sạn, quán bar, nhà hàng, đặt vé máy bay, mua ứng dụng,…

- Là công cụ đầu tư:

Có không ít người cho rằng tiền điện tử là một cơ hội đầu tư “siêu lợi nhuận” và thực tế cũng đã chứng minh được điều đó, bởi có rất nhiều người đột nhiên trở lên giàu có nhờ vào việc đầu tư bitcoin. Chính điều này đã khiến cho bitcoin là đồng tiền kỹ thuật số được công nhận nhiều nhất, có khoảng thời gian giá của một đồng BTC lên đến 20.000 USD.

Đứng thứ hai là đồng Ethereum, nó là loại tiền tệ có tốc độ phát triển chóng mặt. Một khi kết hợp tiền điện tử thì vốn hóa thị trường tăng hơn 10.000% (năm 2013).

Tuy vậy, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rủi ro mà nó đem lại cho nhà đầu tư. Giá của tiền điện tử dao động khác với những tài sản khác, bên cạnh đó không gian pháp lý vẫn còn nhiều thiết sót, tạo điều kiện cho nhiều vụ hack sàn giao dịch xảy ra.

Nếu như bạn quyết định chọn đầu tư theo hình thức này, bạn có thể lựa chọn bitcoin. Khi đã mua được tiền điện tử thì cần phải biết cách lưu trữ và đầu tư hợp lý.

5. Tiềm năng – ưu điểm – nhược điểm của tiền điện tử

5.1. Ưu điểm của tiền điện tử

- Phí giao dịch tương đối thấp, các giao dịch của tiền điện tử hiện nay thường là không có phí hoặc mức phí giao dịch vô cùng nhỏ.

- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đối với các giao dịch tiền mã hóa này được xác minh là an toàn và không được đảo ngược, chứa các thông tin nhạy cảm từ phía khách hàng. Đặc biệt, phía công ty cũng không cần lo lắng về việc gian lận, cũng không cần biết quá nhiều thông tin của khách hàng. Bạn cũng không cần dựa vào bên trung gian thứ 3 để thực hiện giao dịch.

- Thuận lợi trong mọi giao dịch và tự do thanh toán, khi sử dụng tiền này bạn có thể gửi hoặc nhận tiền luôn, đặc biệt số tiền gửi và nhận cũng không bị giới hạn.

- Có tính minh bạch tương đối cao, tiền điện tử sử dụng công nghệ blockchain. Cũng vì thế mà nó có liên quan đến nguồn tiền mã hóa trên chuỗi khối cho người muốn chứng minh, sử dụng đều theo dõi được.

- Có nhiều cơ hội phát triển tiền thương mại điện tử, bởi trong hầu hết các giao dịch đang có xu hướng thanh toán trực tuyến. Chính vì thế mà khi sử dụng tiền mã hóa được cho là tiềm năng phát triển cao trong tương lai không xa.

5.2. Nhược điểm của tiền điện tử

Bên cạnh những ưu điểm trên thì tiền điện tử còn có nhược điểm như sau:

- Mức độ nhận thức của người dùng tương đối thấp bởi: Người dùng đang quen với việc sử dụng tiền của quốc gia mình, các doanh nghiệp lo sợ thay đổi giá trị của tiền mã hóa sau một khoảng thời gian nhất định, ở một vài nước tiền mã hóa tồn tại bất hợp pháp.

- Xảy ra lỗi giao dịch: Hoạt động dựa trên phương trình số hóa, vì thế mà không có gì có thể chính xác tuyệt đối.

- Có thay đổi về giá trị: Tiền mã hóa thường xuyên thay đổi, điều này cũng khiến cho nó trở thành canh bạc, có nghĩa là bạn không đoán trước được sẽ thay đổi ra sao.

- Cũng có những trường hợp bị tác động từ hệ thống an ninh mạng.

- Sự an toàn của hệ thống có thể sẽ là công cụ của các hacker, tội phạm bởi vì giao dịch không có kiểm soát.

5.3. Tiềm năng của tiền điện tử

Tiền điện tử đang được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh chóng, mở rộng nhiều thị trường. Vậy tiềm năng phát triển của loại tiền này là như thế nào?

Ngân hàng thanh toán quốc tế gần đây có báo cáo cho thấy 86% trong tổng 65 ngân hàng trung ương tham gia khảo sát có những hoạt động tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương. 15% còn lại đang nghiên cứu đồng tiền thử nghiệm.
Nhóm 20 quốc gia đang thử nghiệm và phát triển tiền kỹ thuật số. Thế nhưng các nước không thuộc G20 (Thụy Điển, Thụy Sĩ, Campuchia,…) cho thấy họ đang xem xét về loại tiền này.
Có thể bạn chưa biết, Trung Quốc đang là một thị trường thanh toán di động vô cùng lớn. Quốc gia này coi tiền điện tử là cơ hội thúc đẩy đồng nhân dân tệ phát triển.
Như vậy, có thể thấy được xu hướng phát triển của tiền điện tử (pháp lệnh hoặc không pháp lệnh) đều sẽ là xu hướng tất yếu của một xã hội, nó đi cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, truyền thông. Tiền điện tử có thể trở thành phương tiện trao đổi, thanh toán của thế giới trong những năm tới.
Với toàn bộ bài viết trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về tiền điện tử là gì? và ứng dụng của tiền điện tử? Rất mong rằng mọi thông tin này sẽ có ích cho bạn đọc.